Đường ăn kiêng có tốt không?
Đây là câu hỏi mà hầu hết mọi người khi tìm hiểu hoặc sử dụng đường ăn kiêng lần đầu tiên luôn băn khoăn. Nếu bạn chưa biết đường ăn kiêng là gì hãy tham khảo bài viết về các loại đường ăn kiêng trước nhé.
Toc
- 0.1. Đường ăn kiêng là gì?
- 0.2. Ưu điểm của đường ăn kiêng
- 0.3. Nhược điểm và những tranh cãi
- 0.4. Vậy nên hay không nên sử dụng đường ăn kiêng?
- 0.5. Lời khuyên
- 1. Related articles 01:
- 2. Ảnh hưởng đến sự thèm ăn
- 3. Ảnh hưởng đến cân nặng
- 4. Related articles 02:
- 5. Đường ăn kiêng nhân tạo và người tiểu đường
Quay lại với câu hỏi đường ăn kiêng có tốt không ta sẽ đi qua một số khía cạnh để đánh giá và kết luận.
Đường ăn kiêng, hay chất tạo ngọt nhân tạo, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt với những người muốn giảm cân, kiểm soát lượng đường trong máu hoặc đơn giản là tìm kiếm những lựa chọn thay thế đường truyền thống. Tuy nhiên, liệu đường ăn kiêng có thực sự tốt cho sức khỏe hay không vẫn là một câu hỏi gây nhiều tranh cãi.
Đường ăn kiêng là gì?
Đường ăn kiêng là các chất tạo ngọt nhân tạo, cung cấp vị ngọt nhưng lại chứa rất ít hoặc không có calo. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm thực phẩm và đồ uống như nước ngọt không đường, bánh kẹo, sữa chua… Một số loại đường ăn kiêng phổ biến bao gồm:
- Aspartame: Có trong nhiều loại nước ngọt diet, thực phẩm không đường.
- Saccharin: Được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống.
- Sucralose: Có trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống, thường được quảng cáo là “đường ăn kiêng tự nhiên”.
- Stevia: Xuất xứ từ cây cỏ ngọt, được coi là chất tạo ngọt tự nhiên.
Ưu điểm của đường ăn kiêng
- Giảm lượng calo: Đường ăn kiêng không cung cấp calo, giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ béo phì.
- An toàn cho người bệnh tiểu đường: Đường ăn kiêng không làm tăng lượng đường trong máu, phù hợp với người bệnh tiểu đường.
- Không gây sâu răng: Đường ăn kiêng không cung cấp thức ăn cho vi khuẩn gây sâu răng.
Nhược điểm và những tranh cãi
- Tác động đến vi khuẩn đường ruột: Một số nghiên cứu cho thấy đường ăn kiêng có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, gây ra các vấn đề tiêu hóa.
- Tăng cảm giác thèm ngọt: Dùng đường ăn kiêng thường xuyên có thể khiến bạn cảm thấy thèm ngọt hơn, khó bỏ các loại đồ ngọt có đường.
- Nguy cơ mắc bệnh: Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng đường ăn kiêng và tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường type 2, béo phì, bệnh tim mạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn còn nhiều tranh cãi và cần thêm nhiều bằng chứng khoa học để khẳng định.
- Không phải là thực phẩm tự nhiên: Đường ăn kiêng là chất tạo ngọt nhân tạo, không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Vậy nên hay không nên sử dụng đường ăn kiêng?
Câu trả lời cho câu hỏi này không đơn giản và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Mục tiêu sử dụng: Nếu bạn muốn giảm cân, kiểm soát lượng đường trong máu hoặc có vấn đề về răng miệng, đường ăn kiêng có thể là một lựa chọn tốt.
- Lượng sử dụng: Sử dụng đường ăn kiêng với lượng vừa phải và kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh là quan trọng.
- Tình trạng sức khỏe: Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đường ăn kiêng.
Lời khuyên
- Hạn chế sử dụng đường ăn kiêng: Nên ưu tiên các thực phẩm tự nhiên, ít đường.
- Chọn các loại thực phẩm có đường tự nhiên: Như trái cây, rau củ.
- Đọc kỹ nhãn mác sản phẩm: Kiểm tra thành phần và hàm lượng đường trước khi mua.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
1. https://splendavietnam.com/duong-an-kieng-la-gi/
2. https://splendavietnam.com/duong-an-kieng-splenda-sucralose-co-gay-hai-cho-suc-khoe-cua-ban/
3. https://splendavietnam.com/top-4-loai-duong-an-kieng-keto-nen-dung-thay-the-cho-duong-kinh/
4. https://splendavietnam.com/cung-cap-duong-an-kieng-splenda-goi-nho-cho-nha-hang-khach-san-quan-cafe/
5. https://splendavietnam.com/tai-sao-chung-ta-nen-su-dung-yen-mach-buoi-sang/
Ảnh hưởng đến sự thèm ăn
Dựa trên lý thuyết rằng sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo sẽ không tạo cảm giác thỏa mãn nhu cầu của cơ thể sau khi ăn, hoặc một số nhà khoa học tin rằng bạn sẽ cần phải ăn lượng thực phẩm làm ngọt từ đường ăn kiêng nhiều hơn so với khi dùng đường kính để cảm thấy đủ no. Thậm chí một số còn cho rằng dùng chất tạo ngọt nhân tạo sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn với thực phẩm có đường kính. Từ đó một số người tin rằng chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và gây tăng cân.
Nhưng sự thật thì các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra điều ngược lại, những người tham gia nghiên cứu đã báo cáo rằng họ ăn ít hơn, ít cảm giác thèm ăn và hấp thụ ít calo hơn khi thay thế đường kính trong thực phẩm và đồ uống bằng đường ăn kiêng. (Tham khảo các nghiên cứu tại (1)(2)(3)(4)(5))
Kết luận
Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra thay thế đường kính trong các thực phẩm và đồ uống bằng đường ăn kiêng có thể giảm cảm giác thèm ăn và giảm lượng calo hấp thụ
Ảnh hưởng đến cân nặng
Liên quan đến cân nặng, một số “nghiên cứu quan sát” báo cáo về sự liên quan giữa sử dụng đồ uống có đường ăn kiêng và tình trạng béo phì.
Tuy nhiên những nghiên cứu nhóm đối chứng ngẫu nhiên (nghiên cứu đạt tiêu chuẩn vàng của nghiên cứu khoa học) chỉ ra rằng đường ăn kiêng có thể giúp giảm cân, giảm mỡ và vòng eo. (nghiên cứu (6)(7))
Những nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng khi thay thế đồ uống nhiều đường bằng phiên bản không đường (sugar-free) có thể làm giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) xuống từ 1.3 – 1.7 điểm (nghiên cứu (8)(9) )
Thêm vào đó, lựa chọn thực phẩm làm ngọt từ đường ăn kiêng thay vì đường kính có thể làm giảm lượng calo hấp thụ mỗi ngày.
Nhiều nghiên cứu kéo dài trong 4 tuần đến 40 tuần chỉ ra việc thay thế này có thể giúp giảm đến 1,3kg (nghiên cứu (10) (11) (12) )
1. https://splendavietnam.com/dramamine-la-thuoc-gi-cong-dung-cach-dung-canh-bao/
2. https://splendavietnam.com/top-4-loai-duong-an-kieng-keto-nen-dung-thay-the-cho-duong-kinh/
3. https://splendavietnam.com/diem-lay-si-phan-phoi-duong-an-kieng-splenda-cua-my/
4. https://splendavietnam.com/tin-tuc/
5. https://splendavietnam.com/duong-an-kieng-splenda-sucralose-co-gay-hai-cho-suc-khoe-cua-ban/
Những thức uống có đường ăn kiêng là lựa chọn thay thế dễ dàng cho những người hay uống nước ngọt muốn giảm lượng đường trong thực đơn mỗi ngày, nhưng những loại nước ngọt có ga không đường sẽ không giúp bạn giảm cân nếu bạn bù đắp bằng cách ăn nhiều hơn hoặc nhiều đồ ngọt khác. Nếu nước ngọt không đường làm bạn tăng cảm giác thèm ngọt thì bạn nên uống nước lọc sẽ tốt hơn.
Đường ăn kiêng nhân tạo và người tiểu đường
Lựa chọn đường nhân tạo có thể sẽ có ích hơn cho những ai đang bị bệnh tiểu đường, bởi chúng cung cấp vị ngọt như đường mía nhưng không làm tăng đường huyết. (nghiên cứu (5)(13)(14) )
Tuy nhiên, trong báo cáo một số nghiên cứu khác lại chỉ ra uống đồ uống kiêng có ga (diet soda) có liên quan đến tăng nguy cơ tiểu đường từ 6-121%, nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng những nghiên cứu này đều là những nghiên cứu quan sát, nó không chứng minh được đường ăn kiêng nhân tạo gây ra tiểu đường mà chỉ cho thấy những người có nguy cơ bị tiểu đường cũng thường hay uống nước ngọt có ga (loại dùng đường nhân tạo).
Mặt khác cũng có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra đường nhân tạo không ảnh hưởng đến đường huyết hay mức isulin trong máu (nghiên cứu (15) (16) (17) (18) (19) (20))
Mặc dù các kết quả nghiên cứu chưa thống nhất nhưng nói chung những bằng chứng hiện tại vẫn ủng hộ việc sử dụng đường ăn kiêng cho những người bị tiểu đường. Tuy nhiên sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá tác động lâu dài của đường ăn kiêng lên những dân tộc khác nhau.
Kết luận
Đường ăn kiêng nhân tạo có thể giúp ích cho người bị tiểu đường khi muốn giảm lượng đường hấp thu trong khẩu phần ăn hằng ngày. Tuy nhiên sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn về tác động lâu dài đối với những dân tộc khác nhau.